Đọc tin:
Bài viết
Phản hồi

Tự cứu mình : Quyển 2

 MÔ TẢ

Tiêu đề: Tự cứu mình, Quyển 2

Tác giả: Nguyễn Văn Phước, Kylie Yen Nguyen

Thông tin xuất bản: Thành phố Hồ Chí Minh : Tổng hợp, 2017

Số trang: 358 tr. : hình vẽ, 21 cm

Số thứ tự trên kệ sách: 613/Ph557/Q.2

Nơi lưu trữ: TTHL – Tầng 2 – 03 quyển

LỜI GIỚI THIỆU

Nếu chữa bệnh bằng cách đến ngay với đại phu, bác sĩ, bệnh viện là hạ sách. Làm sao cho bệnh tật lánh xa, đừng bán mảng đến mới là thượng sách. Tác giả Nguyễn Văn Phước dùng những hiểu biết của mình đã tự trang bị, sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên để tự chữa bệnh đồng thời giới thiệu đến bạn đọc thông qua quyển “Tự cứu mình, Quyển 2”

Với “Tự cứu mình, Quyển 2” tác giả đã đưa ra những liệu pháp cho mọi người nhằm tránh bớt việc phải dùng thuốc hóa học nhằm phòng ngừa và chống lại các bệnh một cách tự nhiên, an toàn, phù hợp thể trạng từng người. Sách có nhiều chương nói lên những yếu quyết cần thiết mà ai cũng nên biết đến và lưu tâm hàng ngày nhằm tự bảo vệ sức khỏe. Nghe thật dễ dàng, nhưng áp dụng thường xuyên và đúng mức là cả một kỳ công, tốn nhiều tâm sức.

 “Tự cứu mình, Quyển 2” sẽ là bạn đồng hành hữu ích của mỗi người chúng ta để góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

 

MÔ TẢ:

Tiêu đề: Định cư – Văn hóa của cư dân mặt nước : Ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế)

Tác giả: Lê Duy Đại (Chủ biên)

Thông tin xuất bản: Hà Nội : Khoa học Xã hội, 2021

Số trang : 771 tr.: hình, bảng vẽ, 21 cm.

Số thứ tự trên kệ sách: 307.14/Đ103

Nơi lưu trữ: TTHL – Tầng 2 – 01 quyển

LỜI GIỚI THIỆU

Việt Nam có 3.260km đường bờ biển với hệ thống sông ngòi dày đặc, với 2360 con sông, trong đó có 106 con sông lớn đổ ra biển đã tạo nên những vùng nước cửa sông rộng lớn, xuất hiện nhiều cảnh quan địa lý đặc trưng như cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn, đầm phá, vùng vịnh nông ven bờ và trong đó, đáng chú ý hơn cả là vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế).

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Ngoài giá trị cảnh quan, địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học, giàu tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, nhưng nơi này còn là nơi tập trung đông nhóm cư dân mặt nước/cư dân thủy điện ở Việt Nam. Sự phức hợp đó đã nảy sinh nhiều vấn đề nội tại, phần nhiều  bởi xung đột giữa ý thức bảo tồn giá trị thiên nhiên, đa dạng sinh học với nhu cầu đánh bắt mưu sinh, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của cư dân sống quanh vùng đầm phá. Để nhận định các hình thức bất biến và chuyển đổi góp phần khẳng định sức mạnh giá trị văn hóa tích lũy qua nhiều thế hệ, khả năng sinh tồn cũng như thấy được những việc cần làm nhằm tăng cơ hội hòa nhập, ổn định đời sống của nhóm cư dân này tác giả Lê Huy Đại và cộng sự đã thực hiện công trình nghiên cứu “Định cư – Văn hóa của cư dân mặt nước : Ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế)”. Nghiên cứu của Lê  Huy Đại  và cộng sự về cư dân thủy điện ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) dưới góc độ dân tộc học. Trong đó những vấn đề được quan tâm là sự hình thành cộng đồng cư dân thủy điện; văn hóa sinh tồn, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần truyền thống của cư dân thủy điện và sự biến đổi của nó khi họ lên bờ định cư.

Cuốn sách là công trình nghiên cứu khoa học công phu của tập thể tác giả trên cơ sở tiếp cận các tài liệu nghiên cứu của các học giả đi trước cùng với các phương pháp nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt vận dụng lý thuyết về Sinh thái văn hóa, thuyết tương đối văn hóa và thuyết Biến đổi văn hóa, nhóm nghiên cứu đã phân tích, đánh giá về định cư – văn hóa của cư dân mặt nước ở vịnh Hạ Long và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai một cách khoa học và thuyết phục. Có thể nói, tài liệu rất hữu ích đối với bạn đọc muốn nghiên cứu chuyên sâu về định cư – văn hóa của cư dân mặt nước.

 

 

MÔ TẢ:

Tiêu đề: Định chế pháp luật dân sự thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa : Nghĩa vụ – I.

Tác giả: Huỳnh Công Bá

Thông tin Xuất bản: Huế : Thuận Hóa, 2021

Số trang: 1363 tr. ;24 cm.
 
Số thứ tự trên kệ sách: 346.597/ B100 
Nơi lưu trữ:  – TTHL – Tầng 2 – 3 quyển
Lời giới thiệu:
Trong lịch trình tiến hóa của nền pháp luật về Dân sự ở Việt Nam, phải đến thời kì cận đại, chúng ta mới có một hệ thống pháp chế về Dân sự theo đúng nghĩa. Hệ thống pháp chế về dân sự này là sự tiếp nhận từ ảnh hưởng của pháp luật Tây phương, thông qua hệ thống pháp luật của Pháp quốc.
Bộ sách nghiên cứu về lịch sử pháp luật Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa. Tổng hợp từ những công trình nghiên cứu về Luật học, và cả những chuyên luận về Pháp luật của các Giáo sư Đại học Luật khoa đương thời ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, giới thiệu các bộ luật đã được ban hành trong những thời kỳ lịch sử. Bao gồm các nội dung: nguồn gốc của nghĩa vụ dân sự; trách nhiệm về thiệt hại và quá thất do sự tác động của bản thân; sự phỏng đoán về trách nhiệm lỗi của tha nhân, của loài vật và đồ vật, tương quan quá thất – thiệt hại, trách nhiệm vi phạm – khế ước, và hiệu lực về trách nhiệm dân sự,…
 

Triết lý giáo dục

MÔ TẢ:

Tiêu đề: Triết lý giáo dục

Tác giả: Kim Định

Thông tin Xuất bản: Hà Nội: Hội Nhà văn,2017

Số trang: 176 tr., 21 cm

Số thứ tự trên kệ sách: 370.12/K310

Nơi lưu trữ: TTHL – Tầng 2 – 3 quyển

LỜI GIỚI THIỆU

Trong giới trí thức miền Nam trước năm 1975, Giáo sư Kim Định (1915-1997) – nhà triết học, nghiên cứu triết học, nhà văn hóa là một diện mạo, một bản lĩnh độc đáo.

Quyển Triết lý giáo dục là thành quả của sự chú tâm xuyên suốt và vấn đề mà trước đó chưa ai nghiên cứu đến tận cùng đó là học thuyết An Vi hay Việt Nho tức là xem xét Nho Phật giáo một cách siêu việt ở tận đầu nguồn của nó. Cuốn sách này sẽ cho chúng ta hiểu thế nào là triết lý nhân sinh liên quan mật thiết đến đời sống con người. Bài đầu nói về Sứ mạng đại học của nền văn hóa giáo dục, bài nhì nhận định tình hình thế giới, bài ba trong các hướng đưa ra có khuynh hướng truyền thống là hội được nhiều tay cự phách nhất, bài bốn tiếp tục truyền thống nhưng thu gọn vào phía Đông phương với nhan đề Tam giáo, bài năm một quyết định phải tiến thêm: Tự triết lý tới Đạo học,bài sáu đạo học trình bày cho hợp thời đại gọi là Triết lý nhân sinh.

Hy vọng các bạn trẻ đừng thấy bào dài mà đọc rảo qua; tuy dài nhưng thực ra đã là gạn lọc từ một xấp tài liệu đầy đủ để viết một cuộc cảo luận. Vậy nếu đọc rảo qua như đọc tiểu thuyết mà không có đọc lại hoặc hoài niệm thì có cả oan cả uổng.

 

Giáo trình sinh lý và bệnh lý trẻ em

MÔ TẢ:

Tiêu đề: Giáo trình sinh lý và bệnh lý trẻ em

Tác giả: Nguyễn Trọng Hồng Phúc (Chủ biên), Trần Thanh Thảo, Nguyễn Thị Hà, Phan Thành Đạt

Thông tin Xuất bản: Cần Thơ : Nxb. Đại học Cần Thơ, 2021

Số trang: 210 tr.; 24 cm.

Số thứ tự trên kệ sách: 649/Ph506

Nơi lưu trữ: TTHL – Tầng 2 – 5 quyển.

LỜI GIỚI THIỆU:

Sinh lý là môn khoa học được phát triển trên cơ sở giải thích mối liên hệ giữa cấu tạo và chức năng của các tổ chức bên trong cơ thể. Sinh lý thần kinh cấp cao lại là nền tảng cho khoa học tâm lý và khoa học giáo dục. Hiểu biết về các kiến thức giải phẫu-sinh lý và sinh lý thần kinh cấp cao, giáo viên mầm non-tiểu học có thể vận dụng các kiến thức này vào trong thực tế hoạt động giáo và chăm sóc trẻ.

Quyển giáo trình sinh lý và bệnh lý trẻ em được biên soạn với mục tiêu là hình thành một tài liệu học tập,giáo trình cơ bản cung cấp các kiến thức về sinh lý,giải phẫu,sinh lý thần kinh cấp cao của các sinh viên đại học,cao đẳng thuộc các chuyên nghành giáo dục tiểu học và mầm non.Một phần của giáo trình cũng cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng trị một số loại bệnh phổ biến trong học đường.Giáo trình có 10 chương đảm bảo xuyên suốt các kiến thức cần có của hệ cơ quan và quá trình phát triển chung của trẻ em.Thông qua đó,các bạn đọc giả không thuộc chuyên ngành sinh học vẫn có thể tham khảo các kiến thức để vận dụng vào việc giảng dạy của mình.

Hy vọng giáo trình có thể giúp các bạn sinh viên sư phạm bổ sung các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc nuôi dạy trẻ em trong quá trình giảng dạy của mình ở các trường mầm non và tiểu học.

 

« Xem các bài viết mới hơn - Xem các bài viết cũ hơn »