Đọc tin:
Bài viết
Phản hồi

MÔ TẢ:

Tiêu đề: Định cư – Văn hóa của cư dân mặt nước : Ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế)

Tác giả: Lê Duy Đại (Chủ biên)

Thông tin xuất bản: Hà Nội : Khoa học Xã hội, 2021

Số trang : 771 tr.: hình, bảng vẽ, 21 cm.

Số thứ tự trên kệ sách: 307.14/Đ103

Nơi lưu trữ: TTHL – Tầng 2 – 01 quyển

LỜI GIỚI THIỆU

Việt Nam có 3.260km đường bờ biển với hệ thống sông ngòi dày đặc, với 2360 con sông, trong đó có 106 con sông lớn đổ ra biển đã tạo nên những vùng nước cửa sông rộng lớn, xuất hiện nhiều cảnh quan địa lý đặc trưng như cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn, đầm phá, vùng vịnh nông ven bờ và trong đó, đáng chú ý hơn cả là vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế).

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Ngoài giá trị cảnh quan, địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học, giàu tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, nhưng nơi này còn là nơi tập trung đông nhóm cư dân mặt nước/cư dân thủy điện ở Việt Nam. Sự phức hợp đó đã nảy sinh nhiều vấn đề nội tại, phần nhiều  bởi xung đột giữa ý thức bảo tồn giá trị thiên nhiên, đa dạng sinh học với nhu cầu đánh bắt mưu sinh, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của cư dân sống quanh vùng đầm phá. Để nhận định các hình thức bất biến và chuyển đổi góp phần khẳng định sức mạnh giá trị văn hóa tích lũy qua nhiều thế hệ, khả năng sinh tồn cũng như thấy được những việc cần làm nhằm tăng cơ hội hòa nhập, ổn định đời sống của nhóm cư dân này tác giả Lê Huy Đại và cộng sự đã thực hiện công trình nghiên cứu “Định cư – Văn hóa của cư dân mặt nước : Ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế)”. Nghiên cứu của Lê  Huy Đại  và cộng sự về cư dân thủy điện ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) dưới góc độ dân tộc học. Trong đó những vấn đề được quan tâm là sự hình thành cộng đồng cư dân thủy điện; văn hóa sinh tồn, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần truyền thống của cư dân thủy điện và sự biến đổi của nó khi họ lên bờ định cư.

Cuốn sách là công trình nghiên cứu khoa học công phu của tập thể tác giả trên cơ sở tiếp cận các tài liệu nghiên cứu của các học giả đi trước cùng với các phương pháp nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt vận dụng lý thuyết về Sinh thái văn hóa, thuyết tương đối văn hóa và thuyết Biến đổi văn hóa, nhóm nghiên cứu đã phân tích, đánh giá về định cư – văn hóa của cư dân mặt nước ở vịnh Hạ Long và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai một cách khoa học và thuyết phục. Có thể nói, tài liệu rất hữu ích đối với bạn đọc muốn nghiên cứu chuyên sâu về định cư – văn hóa của cư dân mặt nước.

 

 

Comments are closed.