Đọc tin:
Bài viết
Phản hồi

Mỹ thuật sân khấu Việt Nam

MÔ TẢ:

Tiêu đề: Mỹ thuật sân khấu Việt Nam

Tác giả: Đoàn Thị Tình

Thông tin Xuất bản: Hà Nội: Mỹ thuật, 2020

Số trang: 331 tr.: minh họa, 24 cm

Số thứ tự trên kệ sách: 704.949792 / T312

Nơi lưu trữ: TTHL- Tầng 2 – 2 quyển

LỜI GIỚI THIỆU

Mỹ thuật sân khấu là sân khấu được trang trí theo một vở kịch hoặc một tuồng diễn nào đó. Mỹ thuật sân khấu cũng đóng vai trò không ít cho việc hình thành cho mỗi sân khấu ngày nay.

Quyển Mỹ thuật sân khấu Việt Nam của tác giả Đoàn Thị Tình chia sẻ về khái quát và quá trình hình thành mỹ thuật sân khấu qua 3 thời kỳ khác nhau của sân khấu: Thời kỳ cổ đại, Thời kỳ trung đại và Thời kỳ hiện đại. Tác giả giới hạn thời gian đến hết thế kỷ XX và chỉ đề cập trong phạm vi mỹ thuật sân khấu của mấy loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, cải lương, kịch nói, múa rối nước dân gian.

Hy vọng, quyển sách sẽ mang đến cho bạn đọc những điều tư tưởng tuyệt vời nhất về mỹ thuật sân khấu của Việt Nam. Nội dung quyển sách này giúp cho chúng ta hiểu hơn về mỹ thuật sân khấu của Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau.

 

MÔ TẢ:

Tiêu đề:Tranh in độc bản những vấn đề lý thuyết và thực hành

Tác giả:PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Phương

Thông tin Xuất bản:Hà Nội: Mỹ thuật, 2020

Số trang:179 tr.: minh họa, 24 cm

Số thứ tự trên kệ sách:769.4/ Ph561

Nơi lưu trữ: TTHL – Tầng 2 – 1 quyển

LỜI GIỚI THIỆU

Tranh in là thể loại đồ họa hàm chứa nhiều điều độc đáo riêng. Tranh in độc bản là một trong 5 thể loại của nghệ thuật tranh in. Tại Việt Nam , Tranh in độc bản chính thức du nhập, phổ biến từ năm 1994, song đến nay vẫn chưa có các công trình học thuật tương ứng với nghệ thuật tranh in nói chung và tranh in độc bản nói riêng. Từ cơ sở trên Tranh in độc bản: những vấn đề lý thuyết và thực hành sẽ là tài liệu kham khảo hữu ích cho họa sĩ, nhà nghiên cứu, sinh viên mỹ thuật, văn học, Việt Nam học, các bạn độc giả quan tâm đến lĩnh vực này.

Quyển Tranh in độc bản: những vấn đề lý thuyết và thực hành của Nguyễn Nghĩa Phương chia sẻ khái quát đến chi tiết những vấn đề liên quan đến tranh in nói chung và tranh in độc bản nói riêng theo từng phần: Kiến thức nhập môn về tranh in; Lý thuyết chung về tranh in độc bản; Điều kiện thiết yếu cho thực hành tranh in độc bản; 4.Thực hành tranh in monotype; Thực hành tranh in monoprint; Thực hành in tranh; Tranh in độc bản đồ nét; Tranh in độc bản màu nước; Quy định về bảo đảm an toàn và vệ sinh; Quy cách trình bày tác phẩm tranh in độc bản; Lưu trữ và bảo quản tác phẩm tranh in độc bản. Nội dung sách hướng tới cung cấp những hiểu biết cốt lõi về khái niệm, lịch sử và ngôn ngữ nghệ thuật của Tranh in Độc bản; tiếp đó là các phương pháp, kỹ thuật thực hành đa dạng để người đọc có thể nghiên cứu và tự thể hiện được một bức tranh độc bản cho mình.

Hy vọng, quyển sách giúp cho bạn đọc hiểu được đôi nét về Tranh in độc bản và kiến thức nhất định về thể loại này.

MÔ TẢ:

Tiêu đề: Mối quan hệ văn hóa Tày – Việt Dưới góc độ thẩm mỹ qua một số truyện kể dân gian

Tác giả: Hà, Thị Thu Hương

Thông tin Xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

Số trang: 545 tr., 21 cm

Số thứ tự trên kệ sách: 303.482 / H561

Nơi lưu trữ: TTHL – Tầng 2 – 2 quyển

Lời giới thiệu:

Mối quan hệ văn hóa Tày – Việt dưới góc độ thẩm mỹ qua một số truyện kể dân gian nhằm giới thiệu cho sinh viên, người nghiên cứu về vấn đề cội nguồn văn hóa các dân tộc hiểu rõ đặc trưng về văn hóa các dân tộc Việt Nam. Quyển sách này sẽ là tài liệu nghiên cứu hữu ích cho các bạn sinh viên, người nghiên cứu về các ngành văn hóa dân tộc, văn học, Việt Nam học, hay các bạn hướng dẫn viên du lịch,…

Cùng với những luận giải khoa học là sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả chuyên luận, mỗi một kể chuyện đều được tác giả tiến hành so sánh ở các cấp độ như : Hệ thống đề tài, cấu trúc tác phẩm, nhân vật và motif… từ đó chỉ ra kết cấu của kiểu chuyện, kiểu nhân vật. Toàn bộ nội dung chuyên luận đã hướng tới việc nhận diện mối quan hệ và sự biến đổi liên tục đánh dấu các mốc lịch sử của sự phát triển thể loại truyện kể dân gian Tày – Việt và qua đó phản ánh mối quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều giữa hai cộng đồng dân tộc người Tày – Việt trong tiến trình lịch sử lâu dài.

Quyển sách giúp người đọc cảm nhận rõ rệt mối quan hệ Tày -Việt về mặt thẩm mỹ, đồng thời cho thấy sức trường tồn của văn hóa Tày – Việt trong quá trình phát triển và đổi mới, vừa bền vững về bản sắc dân tộc, vừa linh hoạt về sự tiếp biến.

Phép xã giao trong công việc

  Tóm tắt: Giới thiệu những kiến thức cơ bản về phép xã giao trong công việc. Hướng dẫn cho bạn cách xử lý các tình huống thường ngày lẫn bất thường vốn rất quan trọng đối với sự thành công nghề nghiệp và cá nhân: kỹ năng giao tiếp và ứng xử nơi làm việc, quan hệ với khách hàng, cách giao tiếp trên điện thoại và thư điện tử, phép xã giao khi đi công tác và kỹ năng khi đi xin việc

   Mô tả tài liệu:  Phép xã giao trong công việc : Bí quyết xử thế nơi công sở = The etiquette advantage in business / Peggy Post, Peter Post ; Phan Hoàng Lệ Thuỷ dịch.- Thành phố Hồ Chí Minh: Trẻ, 2013

   Số phân loại:  650.1/P857

   Nơi lưu trữ:  TTHL Tầng 2

Giáo trình Cấu trúc đại số

Tóm tắt: Nội dung tài liệu trình bày về cấu trúc đại số thỏa mãn một số tiên đề về nhóm; vành, miền nguyên và trường; môdun trên vành giao hoán.

Mô tả: Giáo trình cấu trúc đại số / Biên soạn: Lê Phương Thảo, Nguyễn Hoàng Xinh.- Cần Thơ: Nxb. Đại học Cần Thơ, 2015.- 122 tr. ; bảng, 24 cm, 9786049193187.- 512.02/ Th108

Số tìm sách trên kệ: 512.02/Th108

Nơi lưu trữ: Tầng 2 TTHL

                    Khoa Sư phạm

« Xem các bài viết mới hơn - Xem các bài viết cũ hơn »